Gấp rút giai đoạn cuối đưa vaccine phòng bệnh Covid-19 vào sử dụng
Các chuyên gia y tế cho rằng, vaccine phòng Covid-19 có thể sẽ phải dùng đến hai liều mới có khả năng khống chế được bệnh Covid-19.
Theo CNN, người dân rất khó khăn để mua bộ kit xét nghiệm hay trang phục bảo hộ trong dịch bệnh. Vì vậy, các vấn đề liên quan đến vaccine cũng được đánh giá là nan giải để có thể đưa vào sử dụng rộng rãi khắp thế giới.

Ảnh minh họa. Nguồn: CNN
"Đây được xem là chương trình tiêm chủng phức tạp nhất và lớn nhất trong lịch sử loài người và điều này đòi hỏi mức độ nỗ lực cao nhất mà chúng ta chưa từng trải qua trước đây", Tiến sĩ Kelly Moore – Giáo sư chính sách y tế tại Đại học Vanderbilt.
Cho đến hiện tại, chiến dịch Operation Warp Speed đang kỳ vọng vaccine nCoV có thể đạt hiệu quả khoảng 90% sau khi hoàn thiện. Hai trong số những công ty sản xuất vaccine phòng Covid-19 là Moderna và Pfizer hiện đang ở giai đoạn 3 tiến hành thử nghiệm lâm sàng quy mô lớn. 30.000 tình nguyện viên tham gia các cuộc thử nghiệm sẽ được tiêm hai liều, trong đó vaccine của Moderna sẽ tiến hành tiêm hai liều cách nhau 28 ngày trong khi vaccine của công ty Pfizer sẽ được tiêm cách nhau 21 ngày.
Công ty AstraZeneca dự kiến sẽ bắt đầu thử nghiệm giai đoạn 3 trong tháng này. Các giai đoạn thử nghiệm giai đoạn một và hai đều thực hiện cách nhau trong 28 ngày.
Công ty Novavax cũng bắt đầu thử nghiệm vaccine giai đoạn 3 nhưng đã áp dụng tiến hành thực hiện tiêm hai liều cách nhau từ giai đoạn sớm. Trong khi đó, quá trình thử nghiệm giai đoạn 3 của John & Johnson sẽ được thực hiện theo hai nhóm, trong đó một số người tham gia sẽ tiến hành tiêm vaccine áp dụng một liều duy nhất và nhóm khác sẽ thử nghiệm tiêm hai liều.
Trung tâm Phòng ngừa và Kiểm soát dịch bệnh Mỹ cho biết, Washington từng tiến hành chương trình tiêm chủng vaccine phòng cúm cho 161 triệu người Mỹ trong nhiều tháng hồi năm 2009. Điều đó có nghĩa rằng chương trình vaccine phòng Covid-19 sẽ còn chặng đường khó khăn, nhưng không phải là không thể.
"Tôi tin rằng chúng ta có thể làm được nhưng đó là yêu cầu lớn và chúng ta phải nỗ lực để sớm đi vào sử dụng", Tiến sĩ Kelly Moore – Giáo sư chính sách y tế tại Đại học Vanderbilt nói.
Tin liên quan
-
Vì sao Facebook và Google phải 'cam chịu' từ bỏ tuyến cáp quang xuyên biển dài 12800km nối Mỹ và Trung Quốc?
-
Trường đại học, học viện công bố điểm sàn xét tuyển đại học năm 2020
-
Tăng Thanh Hà tung ảnh đẹp và khẳng định 'hãy cứ rực rỡ nhất theo cách của mình'
-
'Chú kiến nhỏ' của Jack Ma thổi bùng lên cơn sốt IPO nóng chưa từng thấy từ thời bong bóng dot-com
-
Một sản phụ bất ngờ chuyển dạ, sinh con ngay tại chốt kiểm soát y tế
-
Nữ ca sĩ bị chồng bạo hành, con mất tích, phải làm công nhân là ai?
Có thể bạn quan tâm
Hà Nội: Có tình trạng người dân gian dối, kê khai y tế từ Hải Dương về để được xét nghiệm SarS-CoV-2
Tiêu điểm mục
-
Học sinh Hà Nội chính thức trở lại trường vào ngày 2/3
-
Tại sao Ấn Độ giảm các ca mắc Covid-19 nhưng vẫn cảnh báo thận trọng?
-
Australia đã thông qua luật mới yêu cầu Facebook và Google trả tiền tin tức
-
Hải Phòng quyết định thi 3 môn vào lớp 10 THPT
-
Học sinh TP. Hồ Chí Minh trở lại trường học từ 1/3
-
Vừa khôi phục vừa chống dịch: Mexico tìm cách cân bằng phát triển du lịch
-
Về lâu dài người dân sẽ được tiêm miễn phí vaccine ngừa COVID-19 trong chương trình tiêm chủng mở rộng
Bình luận không được quá 60 từ, không chứa nội dung nhạy cảm tục tĩu