Xác lập kỷ lục ca ghép thận thứ 1.000 thành công tại BV Việt Đức, "hồi sinh" sự sống cho người đàn ông suy thận mạn giai đoạn cuối
Ngày 28/9 các bác sĩ Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức đã phẫu thuật thay thận cho bệnh nhân Đ.X.T, 49 tuổi, ở Hà Nội. Đây là ca ghép thận cán mốc thứ 1.000 được thực hiện thành công tại bệnh viện.
PGS.TS Nguyễn Quang Nghĩa, Giám đốc Trung tâm Ghép tạng, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức cho biết, bệnh nhân Đ.X.T., 49 tuổi, ở Hà Nội có tiền sử suy thận mạn giai đoạn cuối độ II từ năm 2017, điều trị bảo tồn (dùng thuốc, lọc máu, chưa cần thay thế thận).
Tuy nhiên, đến tháng 1/2020, ông chuyển sang bệnh thận mạn giai đoạn cuối, phải chạy thận nhân tạo chu kỳ 3 lần/tuần tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức. Nếu không được thay thận, bệnh nhân phải lọc máu, chạy thận nhân tạo suốt đời, nguy cơ ảnh hưởng đến chức năng tim, nhiễm trùng, suy tim, bệnh lý cơ xương khớp... Ngoài ra, việc chạy thận nhân tạo lâu ngày cũng ảnh hưởng đến kinh tế cho người bệnh.
Ngày 28/9, ông T. được ghép thận từ người cho sống. Đây là ca ghép thận thứ 1.000 được thực hiện tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức, trường hợp ghép thận đầu tiên tại Bệnh viện hữu nghị Việt Đức là vào năm 2002. Trong đó, đến thời điểm hiện tại, có tới 122 ca ghép thận từ người cho chết não (12%).

Ca phẫu thuật diễn ra trong 3 giờ đồng hồ (Ảnh: BVCC)
Ca ghép thận cho bệnh nhân T. được tiến hành trong 3 giờ đồng hồ. Sau phẫu thuật, người bệnh được hồi sức tích cực theo dõi và điều trị. Hiện tại, sau 10 ngày ghép thận, sức khỏe ông T. hoàn toàn ổn định, tỉnh táo, ăn uống bình thường và có thể xuất viện, sớm trở lại cuộc sống thường ngày.
"Tôi vô cùng biết ơn các bác sĩ đã tận tâm cứu chữa cho tôi. Hy vọng sẽ có thêm nhiều người bệnh được hồi sinh sự sống như tôi", ông T. nói. Với ông, một cuộc sống mới lại bắt đầu.

Ông T. đã phục hồi sau 10 ngày được ghép thận, có thể xuất viện trong thời gian tới (Ảnh: BVCC)
TS.BS Ninh Việt Khải, Phó Giám đốc Trung tâm Ghép tạng, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức cho biết thêm, người cho chết não cùng lúc có thể hiến 2 quả thận để ghép cho 1 bệnh nhân và có thể hiến nhiều tạng khác như tim, phổi, gân, giác mạc, mạch máu để mang lại sự sống cho nhiều người bệnh.
Kỹ thuật ghép thận từ người cho chết não có nhiều ưu điểm hơn từ người cho sống bởi khi lấy tạng từ người hiến sống phải đảm bảo an toàn tuyệt đối cho người hiến. Phẫu thuật trên thể trạng bệnh nhân khỏe mạnh, mọi thao tác lấy tạng đều phải chính xác, tránh tai biến.
Lấy tạng từ người cho chết não sẽ lấy được những mạch máu dài hơn so với lấy từ người hiến sống, tạo thuận lợi cho cuộc ghép. Đối với người hiến sống, chỉ lấy được các mạch máu ngắn hơn, do vậy để cuộc ghép thuận lợi, các bác sĩ đã có nhiều phương án giải quyết như: chuyển các mạch máu khác để ghép thận, tạo hình làm dài các mạch thận bằng các tĩnh mạch sinh dục hoặc đoạn mạch được bảo quản từ ngân hàng mô.
Tin liên quan
-
Tập đoàn Liên Thái Bình Dương (IPPG) tài trợ 30 tỷ đồng cho ĐH Quốc Gia TP. HCM
-
24h qua ảnh: Quang cảnh tan hoang sau khi siêu bão quét qua nước Mỹ
-
Khánh thành dự án 12.000 tỷ đồng tại Ninh Thuận
-
Chinh Chu: Vị tỷ phú gốc Việt đi lên từ bán sách, giao hàng đến nhân vật khiến cả phố Wall phải kiêng dè
-
Nhìn cách sắp xếp bàn chải đánh răng, mẹ phát hiện con đang dỗi bố theo cách vô cùng đáng yêu
-
Yên xe máy chi chít đinh tán, nhìn thôi đã thấy đau, dân mạng liền kháo nhau: Chắc vòng 3 của khổ chủ bị mất cảm giác
Có thể bạn quan tâm
Tiêu điểm mục
-
Thách thức mới cho cuộc chiến COVID-19: Biến thể "song hành" với gia tăng ca nhiễm
-
Kế hoạch tiêm chủng vaccine quy mô lớn của Tổng thống đắc cử Biden trước thềm nhậm chức
-
Chiến dịch giải cứu kinh tế của Tổng thống đắc cử Biden trước thềm tuyên thệ nhậm chức
-
Nhìn lại một năm đậm dấu ấn của ngành Y tế Việt Nam
-
Bổ nhiệm Giám đốc Trung tâm Công nghệ Thông tin, Tổng Biên tập Báo điện tử Tổ Quốc
-
TP. Hồ Chí Minh hướng dẫn tổ chức lựa chọn sách giáo khoa cho năm học mới
-
Sau Nghị định 100, Thừa Thiên Huế xử phạt hơn 8 tỷ đồng đối với các "ma men"
Bình luận không được quá 60 từ, không chứa nội dung nhạy cảm tục tĩu